Có nên nâng cấp SSD không? Khi nào cần nâng cấp?

SSD là gì là thắc mắc chung của nhiều người dùng khi mới sử dụng laptop. Chúng ta thường được khuyên rằng nên nâng cấp ổ cứng SSD mỗi khi laptop chạy chậm chạp. Vậy trên thực tế SSD có những ưu điểm gì? Có nên nâng cấp ổ cứng SSD không? Mọi lời giải đáp sẽ có trong bài viết dưới đây từ Review Công Nghệ, bạn đọc cùng theo dõi nhé!

Giải thích ổ cứng SSD là gì?

SSD là viết tắt của thuật ngữ Solid State Drive. Đây là ổ đĩa thể rắn, có chức năng tương tự như HDD. SSD sử dụng các bộ nhớ bán dẫn như SRAM, DRAM hay FLASH để lưu trữ dữ liệu, thay vì lưu trữ theo cách cơ học như HDD truyền thống.

Hai thành phần chính làm nên một ổ cứng SSD là bộ điều khiển Flash và chip nhớ Flash NAND. Các loại ổ cứng SSD phổ biến hiện nay có thể kể đến như: SSD 2.5 SATA, SSD m, SSD M.2.

Nguyên lý hoạt động của SSD: 

  • SSD sử dụng một loạt các ô nhớ (cell) để gửi và nhận dữ liệu nhanh chóng. Những  ô nhớ này được phân thành các trang (page), đây cũng là nơi lưu trữ dữ liệu cho máy tính của bạn, mỗi trang có kích thước từ 2Kb đến 16Kb, nhiều trang hợp lại thành khối (block).
  • Ổ cứng SSD không ghi đè dữ liệu lên từng trang riêng lẻ, chúng chỉ ghi lại dữ liệu lên những trang trống trong một khối.
  • SSD xóa dữ liệu bằng cách xác định những trang dữ liệu không còn sử dụng nữa, sau đó tập hợp chúng thành một khối và tiến hành xóa những khối đó. Việc kế tiếp là xác định lại dữ liệu từ bộ nhớ trở lại khối và để trống những trang không sử dụng.

SSD là viết tắt của thuật ngữ Solid State Drive

Có nên nâng cấp SSD hay không – Nâng cấp SSD mang lại những lợi ích gì cho laptop

Sau khi bạn đọc đã giải đáp được câu hỏi SSD là gì, tiếp theo ta sẽ đi phân tích liệu có nên nâng cấp SSD không. Để giải quyết được thắc mắc trên, ta lần lượt đi phân tích những ưu, khuyết điểm của SSD.

Ưu điểm

  • Khác với HDD, SSD sử dụng bộ nhớ flash, cho khả năng lưu trữ dữ liệu lâu dài và không làm mất dữ liệu khi máy tính bị tắt đột ngột;
  • SSD mang lại tốc độ đọc, ghi dữ liệu, khởi động máy và chạy phần mềm cực nhanh chóng. Do đó, hiệu suất làm việc trên máy của bạn sẽ hiệu quả hơn;
  • Do được thiết kế ở dạng rắn, nên bạn có thể thoải mái di chuyển máy tính của mình mà không sợ làm hỏng ổ cứng;
  • Ngoài ra, ổ cứng SSD hoạt động rất êm ái, ít tiêu thụ điện năng khi sử dụng và giúp cho chiếc laptop của bạn mát hơn so với HDD.

Nhược điểm

Cùng dung lượng nhưng ổ cứng SSD sẽ có giá cao hơn so với HDD.

Có nên nâng cấp SSD không? Khi nào cần nâng cấp?

Nếu bạn muốn nâng cao hiệu suất làm việc, công việc của bạn đòi hỏi laptop có dung lượng lưu trữ lớn, truy cập và xuất dữ liệu thường xuyên thì hãy nâng cấp SSD. Tuy nhiên, khi chọn mua SSD bạn nên lưu ý những yếu tố dưới đây:

  • Dung lượng lưu trữ: Yếu tố này sẽ đảm bảo về khả năng lưu trữ cho những công việc có khối lượng dữ liệu lớn, cũng như đảm bảo được tốc độ xử lý dữ liệu khi làm việc;
  • Vị trí gắn: Hầu hết mỗi máy tính đều phải có ít nhất một ổ đĩa vật lý bên trong để cài đặt hệ điều hành và các chương trình. Tuy nhiên, nếu bạn muốn mở rộng dữ liệu cũng như nâng cao tốc độ xử lý thì bạn có thể gắn thêm một ổ cứng SSD. Nếu thường xuyên di chuyển, bạn hãy chọn SSD gắn ngoài và ngược lại;
  • Độ bền và tốc độ: Một ổ cứng SSD có độ bền cao sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí. Với nhu cầu sử dụng thông thường, bạn nên chọn SSD chuyên dùng MLC. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn loại SLC, bởi chúng đảm bảo được độ bền và tốc độ ghi xóa dữ liệu cao. 

Có nên nâng cấp SSD không? Khi nào cần nâng cấp?

Nâng cấp ổ cứng SSD giá rẻ tại Điện Thoại Vui

Khi có nhu cầu nâng cấp ổ cứng SSD rồi thì việc chọn một địa chỉ uy tín để tiến hành là việc không dễ dàng. Nếu bạn đọc vẫn còn băn khoăn, tại sao không thử trải nghiệm dịch vụ tại Điện Thoại Vui.

Điện Thoại Vui là đơn vị có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực công nghệ. Khi chọn nâng cấp ổ cứng SSD tại đây, bạn sẽ được những lợi ích như kỹ thuật viên có trình độ cao, mức giá hấp dẫn, sản phẩm chất lượng cao, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thời gian hoạt động nhanh chóng.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here